Hiểu rằng công nghệ cao là công nghệ triển khai được các thông số công nghệ ở các mức giới hạn, mà khả năng công nghệ thực tế thông thường không thực hiện được, hoặc ở trị số cao hoặc cực cao, ở trị số nhỏ hoặc cực nhỏ của các thông số trong công nghệ. Lao động công nghệ trí tuệ, chất xám cũng được xếp hạng là lao động công nghệ cao.
Phần Nghiên cứu
Về nhận dạng và phân tích
Các khả năng tiếp thu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao ở Việt nam trong giai đoạn tới 2010-2020
I- Một số vấn đề chung
Hiểu rằng công nghệ cao là công nghệ triển khai được các thông số công nghệ ở các mức giới hạn, mà khả năng công nghệ thực tế thông thường không thực hiện được, hoặc ở trị số cao hoặc cực cao, ở trị số nhỏ hoặc cực nhỏ của các thông số trong công nghệ. Lao động công nghệ trí tuệ, chất xám cũng được xếp hạng là lao động công nghệ cao.
Trong giai đoạn những năm 1998 - 2010 và 2020, để phục vụ quá trình phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa với thế giới và hội nhập.
Công nghệ cao ở nước ta được Nhà nước ưu tiên quan tâm phát triển bao gồm các lĩnh vực chính là :
- Công nghệ vật liệu mới
- Công nghệ điện tử tin học, công nghệ thông tin, tự động hoá
- Công nghệ sinh học (trong nông nghiệp, y tế, dược và các ngành khác).
Các lĩnh vực được Nhà nước ta lựa chọn cũng phù hợp với những công nghệ cần được quan tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng sau đây trong những năm tới có trên thế giới.
Công nghệ chiến lược thế giới trong thập niên tới đầu thế kỷ 21.
Được một nhóm chuyên gia của Viện Battele dự báo và đưa ra. Nhóm này được xem là một số trong những bộ óc tinh tế và đã đưa ra 10 công nghệ chiến lược hàng đầu (top ten) theo “ Technology Forecasts and Technology Surveys “, trên cơ sở các tiêu chí sau đây:
- Mang lợi ích cho người sử dung.
- Có ưu thế cạnh tranh được bảo vệ và bền vững về chất lượng, giá cả và độc nhất.
- Hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh.
Các công nghệ này được xếp theo thứ tự tầm quan trọng như sau :
1 - Công nghệ gen và di truyền .
Lập bản đồ gen người, dùng nhận dạng cá nhân và chuẩn đoán dựa trên gen. Các nhà nghiên cứu sẽ tìm ra cách trị liệu bệnh trước khi chúng xảy ra. Giúp chữa bệnh ung thư đặc thù. Tạo các giống mới. Ghép thay cơ quan cơ thể con người bằng cơ quan cơ thể của người khác và từ các loài sinh vật khác một cách an toàn và phổ biến ...
Công nghệ sinh sản vô tính, kiểu sinh ra Cừu Dolly.
2 - Công nghệ chế tạo các siêu vật liệu.
Chế tạo các siêu vật liệu mới ở cấp phân tử. Có vô hạn phân tử và làm thay đổi phân tử tạo ra các vật liệu mới có đặc tính cao sử dụng trong vận tải, máy tính, năng lượng , truyền thông,...
3 - Chế tạo nguồn năng lượng mới.
Các nguồn năng lượng gọn chặt, có tuổi thọ cao, xách tay được, trong đó có pin nhiên liệu và ắc quy.
4 - Kỹ thuật số hoá trong hình ảnh, âm thanh.
Công nghệ truyền hình và phát thanh số hoá có độ nét cao được phổ cập
5 - Tiểu hình hoá các thiết bị điện tử dùng cho các nhân, đa tính năng.
Trung tâm dữ liệu, vô tuyến tương tác có kích thước bằng máy tính bỏ túi có tính năng máy fax, điện thoại, máy tính với ổ đĩa cứng và các bộ nhớ khác có dung lượng cực cao.
6 - Công nghệ về các hệ thống có hiệu quả về liên kết năng lượng, cảm biến và điều khiển thông minh.
7 - Công nghệ các sản phẩm và dịch vụ chống già, trên cơ sở công nghệ gen và các loại kem...
8 - Công nghệ chữa bệnh trên cơ sở trị liệu với các cảm biến và các vật định vị rất chính xác và các hệ chuyển thuốc, đưa thuốc chính xác đến tế bào và các bộ phận xác định trong cơ thể . Nghiên cứu tìm thuốc mới để chữa bệnh theo tác động hoá sinh của cấp quy mô tế bào.
9 - Công nghệ phương tiện vận tải thông minh dùng đa loại năng lượng.
10 - Công nghệ giáo dục giải trí (Edutainment) Phương thức và công nghệ giáo dục học mà chơi, chơi mà học nhờ những phương tiện khác nhau kết hợp trong đó có kỹ thuật công nghệ truyền thông hội tụ đa phương tiện multimedia trong gia đình, nhà trường, chỗ làm việc,...
II - Nghiên cứu về nhận dạng các khả năng tiếp thu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao ở Việt nam trong giai đoạn đến năm 2010 tới 2020
Nhận dạng được hiểu chung là việc tìm đối tượng cần thiết nhờ quá trình phân biệt, so sánh các thông tin có được với mẫu được xác định.Ở đây các mẫu chính ta có là:
- Tiếp thu được và làm được.
- Tiếp thu được và không làm được.
- Chưa hiểu và chưa tiếp thu được xong thực hành được.
- Tiếp thu không được và cũng không làm được.
- Không hiểu gì và cũng không làm được gì, hiểu sai, làm sai,...
- Chỉ có khả năng quan sát, bình luận với các thái độ ủng hộ, phê phán, cản trở, phá đám.
- v.v...
Tiếp thu ở đây được hiểu là cả nhận thức, hiểu, phân tích mặt phải, mặt trái, làm chủ được kiến thức cuối cùng...
Làm được ở đây được hiểu là biến được kiến thức tiếp thu được thành các công việc cụ thể tạo ra các sản phẩm mới ở các mức độ và dạng khác nhau.
Bản quyền nghiên cứu, phát minh, sáng chế được xác định ở các giai đoạn:
- ý tưởng.
- Tiên đề.
- Định tính.
- Định lượng.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp công nghệ.
- Nghiên cứu ứng dụng, các giải pháp hữu ích.
- Chế tạo vật tư, thiết bị mới.
- v.v...
Trong cơ chế thị trường sản phẩm nghiên cứu Khoa học- công nghệ trở thành hàng hoá:
Hàng hoá được hiểu là sản phẩm lao động có mục đích và được trao đổi thông qua mua bán. Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.
Trong cơ chế thị trường , các sản phẩm của nghiên cứu khoa học công nghệ được có người đặt hàng, trả tiền và người được nhận đặt hàng , nhận tiền , vậy nó trở thành hàng hoá, chịu sự điều tiết cuả các quy luật kinh tế hàng hoá- kinh tế thị trường, trong đó có cả sản phẩm nghiên cứu khoa học cơ bản cũng như các sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng.
Theo nghĩa thông thường thì giá trị của hàng hoá được quyết định bởi số lượng lao động xã hội cần thiết để tạo ra, sản xuất ra nó và được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để tạo ra hàng hoá trong điều kiện trung bình về trình độ sản xuất xã hội, trình độ khéo léo và cường độ lao động. Lượng giá trị phụ thuộc vào tính phức tạp hoặc lao động giản đơn. Công nghệ cao đòi hỏi lao động phức tạp, cao cấp có giá trị lớn hơn nhiều lao động giản đơn hơn trong điều kiện công nghệ thông thường.
C.Mác đã chỉ ra rằng Hàng hoá được người ta mua không phải vì nó có giá trị mà nó có giá trị sử dụng và được dùng vào một mục đích nhất định và giá trị sử dụng được đo bằng chất lượng sản phẩm. Kinh tế thị trường đòi hỏi chất lượng hàng ngày càng cao, nhiều loại sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ chính là đáp ứng nhu cầu này mà trong đó công nghệ cao là mũi nhọn tiên phong, chế tạo ra các công cụ lao động tiên tiến nhất, cao cấp nhất và các hàng hoá tiêu dùng cụ thể bán cho người tiêu dùng, sử dụng,...
Giá trị sử dụng của nội dung nghiên cứu về công nghệ cao được đo bằng chất lượng của của nội dung đề tài nghiên cứu, thực tế áp dụng được cho việc sản xuất ra hàng hoá được chế tạo bởi công nghệ cao đó với những chất lượng hàng hoá được tạo ra theo những hệ thống các chỉ tiêu của nó.
Thực tế trong cơ chế thị trường, người ta mua cả nội dung và các thông tin nghiên cứu công nghệ cao và cả việc “ mua “ con người thực hiện việc nghiên cứu đó. Cuộc khủng khoảng và sụp đổ chính trị của Liên xô và Đông Âu vào những năm 90 đã làm cho Mỹ và nhiều nước khác mua được nhiều kết quả của công nghệ cao và thu hút qua đất nước của họ nhiều nhà khoa học công nghệ vĩ đại mà chính Việt nam đã bỏ qua cơ hội mua bán này . Bên cạnh đó, ngay ở nước ta, nhiều nhà khoa học công nghệ cao , nhiều chuyên gia giỏi, các nhà công nghệ phần mềm có năng lực đã bỏ các cơ quan và doanh nghiệp Việt nam để làm việc cho các hãng nước ngoài với đồng lương thu nhập cao hơn.
Trong cơ chế thị trường, như trên đã nêu là bản quyền phát minh sáng chế,các bí quyết có giá trị sử dụng và có thể mua bán được có thể có các nội dung và các thông tin về : ý tưởng, tiên đề, công thức định tính, định lượng, phương pháp nghiên cứu, phương pháp công nghệ, nghiên cứu ứng dụng, các giải pháp hữu ích, chế tạo vật tư, thiết bị mới , quy trình công nghệ v.v...
Sự cạnh tranh trên thị trường về các hàng hoá có chứa đựng công nghệ cao dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về triển khai nghiên cứu công nghệ cao, chiến tranh thông tin, các biện pháp bảo mật , chống phá hoại và biện pháp đánh cắp thông tin, tình báo khoa học công nghệ, nó đòi hỏi lượng đầu tư đắt tiền bên cạnh bản thân công nghệ cao đòi hỏi đầu tư rất lớn . Nhiều nội dung nghiên cứu bị mất hẳn giá trị sử dụng, bản quyền tác giả và không còn bán được nữa không những chỉ do được công bố chậm hơn người khác, mà còn do bị đánh cắp mà mất hẳn khả năng cạnh tranh trên thương trường về hàng hoá ứng dụng công nghệ cao đó, kể cả tính phù hợp về thời cơ trên thường trường.
Thị trường công nghệ cao cũng rất sôi động về giá thành. Thí dụ trong nhiều sản phẩm về vật liệu linh kiện điện tử cao cấp, ở Trung quốc, họ đã nghiên cứu được để rồi giá bán một kg sản phẩm vật liệu từ, như nam châm, fe rít từ mềm, đất hiếm... còn rẻ hơn giá mua vật liệu đầu vào của ta hiện nay.
Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm của các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ cao cũng cần có và phụ thuộc vào các nội dung như: cơ sở lý thuyết về khoa học kỹ thuật và các hiện tượng , hiệu ứng vật lý hoá học sinh học đựơc lựa chọn, trang thiết bị máy móc dùng để nghiên cứu, môi trường nghiên cứu, vật tư vật liệu nghiên cứu và sử dụng, các vấn đề khác liên quan đến con người và quan hệ giữa con người và môi trường nghiên cứu, cũng như các yếu tố khác về kinh tế xã hội , trong tổng thể với môi trường sinh thái, môi trường hoạt động của xã hội với cơ chế thị trường và chiến lược đã được lựa chọn.
Một trong những thí dụ , như nếu muốn tạo ra các giống cây trồng vật nuôi mới phục vụ kịp thời cho cạnh tranh mà đi theo nguyên lý tiến hoá theo tác động của môi trường thì không thể thành công mà phải theo lý thuyết di truyền và biến dị di truyền là chính.
Về vật liệu, thí dụ hiện nay Công ty bán dẫn Intel vẫn dùng nhôm làm chất làm mạch dẫn trong Chíp, còn công ty IBM đã nghiên cứu sang hướng dùng đồng để nâng tốc độ tính toán được nhanh hơn trong chíp vi sử lý dùng cho máy tính điện tử. Sự cạnh tranh trên thương trường sẽ thể hiện qua hiệu quả sử dụng và giá thành, độ ổn định, độ tin cậy,...
Khả năng quan sát và nhận thức trực tiếp của con người thông qua các giác quan của mình là rất giới hạn trong quá trình nghiên cứu và chính vì vậy việc lựa chọn mua các phương tiện nghiên cứu có sẵn, hoặc chế tạo ra các phương tiện ngiên cứu mới có vai trò đặc biệt quan trọng trong thành công. Những trường hợp tự chế tạo được phương tiện nghiên cứu còn có tính bảo mật và riêng biệt tốt hơn. Việc chế tạo ra các phương tiện thiết bị cho nghiên cứu công nghệ cao là rất tốn kém vì nó phải đạt được từ công nghệ rất cao cấp về độ chính xác, tin cậy, độ bền cơ -lý -hóa -sinh học...
Từ đó phải hiểu rằng đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ cao là rất lớn cả về con người và phương tiện. Tuy là kinh tế thị trường đòi hỏi đầu tư phải có hiệu quả, song nên hiểu theo nghĩa tổng thể và chiến lược lâu dài chứ không thể tính hiệu quả theo cách nhìn của các nhà sản xuất kinh doanh hàng hoá tiêu dùng thông thường.
Một trong các đòi hỏi của kinh tế thị trường là phải rút ngắn khoảng cách thời gian giữa nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ cao với việc đưa vào sử dụng cho sản xuất hàng hoá. Chính các hợp đồng nghiên cứu giữa các nhà khoa học công nghệ, các cơ quan nghiên cứu với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là một phương thức thúc đẩy nhanh quá trình ứng dụng và rút ngắn thời gian này.
Trong xã hội văn minh có luật pháp nghiêm ngặt thì việc mua bán các công trình nghiên cứu công nghệ cao nói riêng và công nghệ nói chung phải rất thận trọng trong quan hệ với việc công nghệ đó không được làm ô nhiễm môi trường và không làm thay đổi cân bằng động của môi trường sinh thaí. Các mặt trái của công nghệ( bao gồm kỹ thuật công nghệ và thiết bị vật tư, vật liệu sử dụng) phải được nghiên cứu cùng các biện pháp phòng ngừa nó.
Vấn đề con người trong công nghệ cao ở hoàn cảnh cơ chế thị trường cũng đòi hỏi sự quan tâm mới. Bản thân mỗi nhà khoa học công nghệ trong cơ chế này luôn phải vươn lên mới tồn tại được trong qúa trình cạnh tranh thực sự. Bên cạnh đó những nhà quản lý và sử dụng cũng phải hết sức quan tâm đào tạo và bảo vệ cũng như có các biện pháp giữ chân họ được cho mình, bằng những hợp đồng đúng múc, hoặc đôi khi cũng cần có các biện pháp khống chế đặc biệt bằng các lý do khác nhau.
Trong cơ chế thị trương, đôi khi không phải ngay từ đầu các công trình nghiên cứu đã có ngay thị trường tiêu thụ, đặc biệt là các phát minh mới . Các phát minh này khác với nghiên cứu triển khai, nghiên cứu sáng kiến cải tiến, giải pháp hữu ích,..vì gốc cơ bản nó chưa có ở đâu cả. Việc đưa nó vào thực tế sử dụng cần có thời gian, sự giới thiệu và hướng dẫn các nhà đầu tư, hướng dẫn thị trường.
Thị trường lớn cho nhiều phát minh công nghệ mới thường được ứng dụng trong chiến tranh, an ninh quốc phòng trước nhiều, vì nơi đó ngân sách các nước thường có khoản tiền lớn và sự hạch toán theo nguyên lý khác với hạch toán trong kinh tế thông thường.
Tóm lại cơ chế thị trường tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của nghiên cứu khoa học công nghệ cao vì sản phẩm của nó là hàng hoá mua bán được.
2 -1 - Một số vấn đề liên quan khi bàn về việc nghiên cứu này.
1- Khoa học công nghệ thế kỷ 21:
Thế kỷ 21 sắp tới.Nhiều người đặt nhiều hy vọng vào sự phát triển của xã hội loài người được tiến triển một cách thay đổi cơ bản về chất cũng như tốc độ phát triển, trong đó có Việt nam, vào một kỷ nguyên của xã hội công nghiệp công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tự động hoá, tiến tới tiệm cận nền văn minh tâm linh, hội tụ khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thành khoa học về con người và thay đổi một số phương thức sinh hoạt xã hội.
Chính vì vậy, con người cần gấp rút đổi mới phương thức tư duy, việc hình thành nên xu thế nghiên cứu đa ngành, đa khoa đã trở thành trào lưu tư tưởng nhân văn thu hút sự chú ý của loài người. Việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo giúp cho con người hiểu mình hơn.
2 - Nguồn gốc tạo ra ý tưởng nghiên cứu:
a - Tất nhiên, khi bình tĩnh xem xét lại trong những giây phút yên tĩnh trong sự xoáy của cuồng phong công nghệ thông tin, thì những thông tin về ý tưởng khoa học vĩ đại hoặc những kiến thức cơ bản thuộc quy luật của Vũ trụ mà trong đó chúng ta đang tồn tại, một số nó đã có từ lâu ở dạng này hay dạng khác, thông tin có nguồn gốc từ vũ trụ hay không cũng chưa ai xác định được hoặc
- Được các nhà tiên tri dự báo xuyên không gian và thời gian.
- Cũng có thể do hoang tưởng.
- Hoặc do mong muốn tưởng tượng ra trong các truyện viễn tưởng, mà nay ta mới đủ sức phát hiện, định tính và định lượng cụ thể.
Thí dụ:
- Nội dung cơ bản của Thuyết tương đối của Anhstanh về quan hệ giữa tốc độ, thời gian đã được nêu trong các truyện cổ tích là một ngày trên trời bằng cả năm trên trái đất.
- Thuyết sinh sản vô tính được đề cập trong Tây du ký mà tác giả Ngô thừa Ân nêu ra là Tôn Nghộ Không nhổ 10 cái lông thổi một cái là có cả 10 "Tôn Nghộ Không" ra đời, hoặc trong Kinh thánh có nêu ra là con gái sinh ra từ mẩu xương sườn của con trai.
- Quan hệ giao diện điều khiển thông qua nhận dạng nội dung câu nói đã có trong câu truyện ALiBABA là “ Vừng ơi, mở cửa ra!”,...v.v..
Nguồn gốc ý tưởng đề tài nghiên cứu cũng có từ
- Tính suy luận ngược lại với các nhận thức hiện tại hoặc suy luận theo một góc khác đi, thí dụ lý thuyết thông thường xác định là "duy nhất" thì trong thực tế hoặc lý thuyết phát triển có khả năng " không duy nhất " hay không? ( thí dụ Hình học Ơcơlit cho là qua một điểm ngoài một đường thẳng chỉ có thể kẻ một đường song song duy nhất với đường thẳng đó, còn Hình học Lobasevski cho là kẻ được vô số! )
- Hoặc do nhu cầu thực tế của cuộc sống xã hội đặt ra.
- Hoặc do năng lực quan sát tự nhiên và suy nghĩ của Nhà khoa học,...
- Hoặc ngẫu nhiên, hoặc từ các lý do khác.
b - Chưa thấy Quy mô Vũ trụ cho phép thế giới vũ trụ vi mô nhận thức thế giới vũ trụ vĩ mô. Điều này được thuyết minh như thế giới chúng ta có phân tử thì nếu có sinh vật sống trên điện tử thì chúng không nhận thức được thế giới chúng ta, vì đi đâu chúng cũng chỉ gặp thế giới trong không gian và thời gian trên quy mô vũ trụ của họ mà thôi . Điều này cũng có nghiã là nếu có thế giới vĩ mô mà vi mô là trái đất, tương đương là điện tử theo con mắt của họ, thì chúng ta không nhận thức được thế giới vĩ mô này. Đó là sự suy luận xuất phát từ tính vô hạn của tạo hoá.
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc Người Việt nam. lượng sức mình trong ý tưởng đặt đối tượng nghiên cứu.
3 - Về phương pháp nghiên cứu
Một cách kinh điển, tiếp thu nhận thức cần có phương pháp, biện pháp khoa học. Vì nhận thức là quá trình phản ánh và tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được quyết định bởi các quy luật phát triển nên cũng phải nghiên cứu về khả năng phương pháp tiếp thu của con người, bằng các phương pháp nghiên cứu của triết học duy vật biện chứng, kinh tế học, xã hội học, tâm lý học,... nó làm sáng tỏ những phương thức và các tiêu chuẩn sử dụng khoa học công nghệ một cách hợp lý trong xã hội hiện đại, trong đó lấy lợi ích tổng thể của con người là trọng tâm, trong sự an toàn và cân bằng ổn định trong mối quan hệ hệ thống, của môi trường toàn cầu trong vũ trụ.
Ngoài các phương pháp chung nêu trên, có những phương pháp trực tiếp và cụ thể được nêu ra sau đây.
3 - 1 - Phương pháp Phỏng sinh học( Bionica).
Để tiến tới kỷ nguyên của thông tin, sinh học và tự động hoá, người ta cho rằng một trong những phương pháp nghiên cứu hiệu quả và tiết kiệm là học tập thế giới sinh vật do tạo hoá sinh ra, đó là phương pháp Phỏng sinh học( Bionica), kèm theo cách mô hình hoá , sơ đồ hoá hệ thống.
Ý tưởng nghiên cứu vật liệu mới trên cơ sở cấp phân tử cũng một phần từ nhận xét rằng, trong cùng môi trường sinh sống và thức ăn, thì tạo ra các loài sinh vật khác nhau và các cơ thể khác nhau. Như vậy vật liệu tạo dựng sản phẩm có quy mô thay đổi ở cấp phân tử và tế bào, theo chương trình trong di truyền.
Mỗi loài và Mỗi sinh vật đều có những điểm yếu của mình, vậy khi nghiên cứu, ta cũng nên cho rằng mỗi hệ thống đều có thể có những điểm yếu trong các bộ phận cấu thành hệ thống và toàn bộ hệ thống để có biện pháp cần thiết phục vụ mục đích khai thác, tiêu diệt hoặc bảo vệ, phòng ngừa tai hoạ,... Những thông tin về điểm yếu của hệ thống hoặc của một cá thể của mình cần được giữ kín theo quy chế bảo mật nếu thấy đó là cần thiết. Tuy nhiên cũng có thẻ giả thực giả hư để có thể có hiệu quả bảo vệ tốt hơn.
Ý tưởng nghiên cứu về cấu trúc, thể tích dung lượng nhỏ, cơ chế hoạt động, tiếp nhận và sử lý thông tin, điều chỉnh, điều khiển đo lường, tạo năng lượng, sử dụng tiết kiệm năng lượng, cân bằng động ổn định, độ tin cậy cao, cơ chế xúc cảm và khoái cảm cũng tham khảo được nhiều ở sinh vật. Việc sử dụng thành tựu công nghệ thông tin tạo ra các khoái cảm tình dục khiêu dâm trong kỹ thuật truyền hình ảo (Video virtual reality) đã làm đau đầu các Nhà quản lý xã hội, các bậc cha mẹ và thay đổi tâm lý cộng đồng về đạo đức.
Khi nghiên cứu khả năng tiếp thu của con người, khái niệm học mà chơi, chơi mà học đã đưa ra công nghệ giáo dục mới , trên thành tựu kỹ thuật mới trọng đó có kỹ thuật hội tụ đa phương tiện Multimedia, thay đổi cơ chế giáo dục cổ điển và lấy hiệu quả giáo dục làm trọng trên cơ sở phục vụ con người là trung tâm của mục đích, thay đổi nội dung và phương thức đào tạo giáo viên.
3 - 2 - Phương pháp kế thừa và biến đổi
Quá trình nghiên cứu, tiếp thu nhận thức là một quá trình có kế thừa, có năng cao, biến đổi. Những kiến thức quá khứ là cơ sở cho những bậc cao hơn, nó có thể trực tiếp cho sự tiếp thu mới. Cũng có thể gián tiếp như một hiện tượng được đánh giá là hết vai trò lịch sử về không gian và thời gian để cần có hoặc do đã có những cái mới thay thế. Điều này phù hợp quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật.
Những đột biến trong nhận thức thường chỉ có được trong một môi trường được chuẩn bị những yếu tố cần thiết phù hợp, trừ một số trường hợp đặc biệt mà hiện nay chưa giả thích được, như sau một trận ốm nặng, một tai nạn khủng khiếp đột nhiên con người cụ thể nào đó có năng lực tư duy đột biến, thậm chí có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức hoặc năng lượng từ vũ trụ hoặc từ những thế giới khác chưa được biết đến.
3 - 3 - Phương pháp tìm điểm có tiếp tuyến chung.
Trong toán học, để nối hai đường cong theo hai hàm số khác nhau sau cho tại điểm nối không có sự gẫy khúc, thì tại điểm nối đó phải có tiếp tuyến chung.
Ta có thể vận dụng nguyên tắc này để áp dụng cho việc tiếp thu nhận thức có hiệu quả, một khi mỗi hàm số có thể có nội dung là quan điểm, cách nghĩ, trình độ hoặc chuyên ngành khác nhau...
Cụ thể là phải tìm được điểm chung cho cả hai để có được sự liên tục. Trong trường hợp trao đổi tiếp thu tri thức giữa hai lĩnh vực khác nhau thì điểm chung chính là kiến thức liên hai ngành đó, đó là kiến thức chung nối hai chuyên ngành. Khoa học kỹ thuật hiện nay cần đào tạo kỹ thuật liên ngành, đa ngành bên cạnh việc đào tạo kỹ thuật chuyên ngành trong hệ thống.
Khi trên thực tế chưa tìm được điểm chung đó thì nên có đào tạo bổ xung cho phù hợp, vì tiếp thu là quá trình liên tục.
Trong trường hợp các nội dung có các hiện tượng bên ngoài như vẻ hoàn toàn trái ngược nhau thì tiếp tuyến chung đó được tìm :
- Hoặc ở nội dung là các hiện tượng đó có phải là cá biệt trong tổng thể bao trùm.
- Hoặc là nhận thức là trong vũ trụ mọi hiện tượng đều có thể xảy ra, chúng ta chấp nhận nó tồn tại và triển khai tìm hiểu nghiên cứu nó.
Mặt khác đôi khi do hàng rào tâm lý, sĩ diện, do tự ái và nhiều lý do cá nhân khác, về tôn giáo, về chính trị,...mà người ta cố tình không nhận thức ra hoặc công nhận các thành quả nghiên cứu của người khác , chứ không phải lúc nào cũng do lý do không nhận thức được hoặc do không hiểu được.
Phương pháp tiếp thu nhận thức này cũng có ý nghĩa là tạo hoàn cảnh tự nhiên có điều kiện tự điều chỉnh cho người tiếp thu kiến thức mới trong hoàn cảnh cụ thể nào đó của họ. Chính vì vậy đây cũng là phương pháp khoa học tâm lý trong quá trình nhận thức tiếp thu kiến thức, hoặc giải toả các hàng rào về tâm lý trong quá trình tư duy nghiên cứu khoa học và công nghệ cao.
Phải phân biệt giới hạn và các ngưỡng về tâm lý để nhận thức các vấn đề thuộc quy luật và các vấn đề thuộc quy ước có giá trị pháp lý của cộng đồng trong hoạt động xã hội . Phải nhớ rằng vào thế kỷ của Copernic trong khi hàng triệu người cho rằng Mặt trời quay quanh Trái đất thì mình Ông tuyên bố Trái đất tự quay quanh mình và quay quanh Mặt trời. Sau này Kepler cũng đã chứng minh như vậy bằng các định luật nổi tiếng của Ông về Quỹ đạo elip của các thiên thể. Điều này lý giải tại sao khi thuyết tuơng đối của A.Einstein ra đời hoặc thuyết hình học Lobasevski, thuyết Copernic được công bố thì người đời không thể hiểu và chấp nhận được và còn cho các tác giả các công trình đó là điên, thậm chí còn tử hình những ai theo đuổi và công nhận nó, như đã từng tử hình Galilê khi ông công bố ngược với ý kiến Giáo hội về chuyển động của Vũ trụ. Điều nay xảy ra khi trong nhận thức, chỉ phiến diện nhất nhất một cách tư duy cứng nhắc.
Vậy điểm tiếp tuyến chung ở đây là ở chỗ nào để chấp nhận được tình hình này? Điểm tiếp tuyến chung đó chính là nội dung nhận thức chủ quan phản ảnh thực tế khách quan và phải hiểu là phương pháp biểu quyết theo số đông hoặc phương pháp hoạt động theo chế độ thủ trưởng trong hoạt động của xã hội loài người về bản chất khoa học không thay thế được tính đúng đắn quy luật tồn tại khách quan.
Phương pháp tiếp tuyến chung có thể áp dụng tốt trong việc nghiên cứu nhận thức các vấn đề công nghệ cao trong cơ chế kinh tế thị trường. Hàng hoá được sản xuất ra sẽ tiêu thụ được khi đáp ứng được nhu cầu thị trường về chất lượng và giá cả . Hiện nay nền văn minh công nghiệp và quan hệ giao lưu quốc tế đã nâng cao nhận thức của khách hàng về hàng hoá, nó đòi hỏi các nhà sản xuất buộc phải nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao để giảm giá thành và nâng cao chất lượng hàng sản xuất ra để nâng cao khả năng cạnh tranh, trong đó hiểu rằng chât lượng là thước đo của giá trị sử dụng của hàng hoá.
Đội ngũ khoa học công nghệ hiện nay của chúng ta thiếu hụt về số lượng và chất lượng do đào tạo. Chúng ta đa số đều có nhiều hiểu biết tốt về chuyên ngành riêng của mình song không có nhiều khả năng kết hợp với nhau trong hệ thống chung và thiếu các chuyên gia phối hợp và thiết kế hệ thống để tạo ra được những hàng hoá theo đúng nghĩa của nó. Bên cạnh đó nhiều đề tài nghiên cứu công nghệ cao không ứng dụng được trong thực tế sản xuất, do nhiều lý do. Cụ thể như thế nào?
Truớc hết là khâu thiết kế. Tuy rằng đã có ứng dụng máy tính điện tử trong thiết kế, song do trình độ tổng hợp hệ thống về dự báo các yếu tố về chât lượng hàng hoá lại chưa được các nhà thiết kế đề cập đầy đủ để đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Thiết kế là khâu đầu tiên làm ra sản phẩm trên bản vẽ( trên giấy hoặc trên máy tính), còn công nghệ sẽ là quá trình làm ra sản phẩm thật với các chất lượng thật.
Về công nghệ , hiện nay nhiều nơi trên thế giới do ứng dụng công nghệ cao trong chế tạo nên chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng đã giảm rất nhiều.
Thí dụ trong khi nước ta chi phí trên 1 kg thành phẩm cần trung bình 1,7 kg kim loại thì họ chỉ tiêu hao 1,05 đến 1,1. Đối với các động cơ điện thì công nghệ điện tử điều khiển tốc độ bằng tần số được ứng dụng làm cho tiêu hao năng lượng điện giảm nhiều so với việc dùng các bộ điều khiển tốc độ cơ khí.
Bên cạnh đó, công nghệ còn phải đảm nhận làm ra các vật liệu và các cách tạo ra tất cả các yêu cầu về chất lượng khác như về yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu thẩm mỹ, chât lượng trong quan hệ người sử dụng- vật phẩm , cũng như các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác.
Từ đó làm sao để dòng chảy của tư duy được liên tục qua tất cả những ai có trách nhiện trực tiếp tham gia vào quá trình chế tạo ra hàng hoá đó. Đó chính là một trong những hiệu quả thực tế của phương pháp luận tiếp tuyến chung này. Để có được kết quả này, đòi hỏi việc đào tạo sao cho ngoài kiến thức chuyên ngành ra, còn phải có thêm các kiến thức liên ngành cho mỗi người. Đó cũng là xu thế của đào tạo trong tương lai mà sẽ nêu trong những phần tiếp theo.
Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao khác với việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật cơ bản ở chỗ nó trực tiếp gắn liền với mục đích ứng dụng cho sản xuất ra hàng hoá làm sao về hạch toán tổng thể có hiệu quả cho kinh doanh và xã hội. Điều này cũng đòi hỏi cần có những cán bộ nghiên cứu, các thiết kế trưởng, các công nghệ trưởng cao cấp có khả năng kết nối "các đường cong " khác nhau thành hệ thống một đường liên tục không gẫy khúc trong quá trình lao động này.
Phương pháp tiếp tuyến chung này cũng thể hiện những thiện chí trong cộng đồng các nhà khoa học công nghệ, thể hiện sự gắn bó trong hệ thống, tôn trọng nhau trên những cơ sở kiến thức chung trong cộng đồng, đồng thời cũng vẫn bảo đảm những kiến thức riêng của mỗi người trong hệ thống mà không bị xâm phạm bản quyền và danh dự.
3-4- Các Định luật về lượngtác động đến cảm giác, nhận thức, tiếp thu.
Thiên nhiên đã tạo cho con người có khả năng cảm giác và nhận thức nhạy bén theo phân cấp logarit. Nhà sinh lý học E.H. WEBER FECHNER cho biết định luật, sau này đem tên Ông, là độ cảm ứng tỷ lệ theo hàm logarit của độ kích thích. Điều này có nghĩa là sức cảm ứng của con người tăng theo cấp số cộng khi sức kích thích tăng theo cấp số nhân, tức là với mức độ khác nhau của yếu tố tác động có thể nhận ra đựơc nếu như có tỷ lệ gia tăng bằng nhau của đại lượng tác động. Thí dụ con người (không thông qua máy móc thiết bị) có thể nhận ra sự gia tăng của trọng lượng tác dụng qua cảm giác khi độ gia tăng tối thiểu bằng 1/10 trọng lượng ban đầu, còn cường độ âm vang là căn bậc 10 của 10. Cấp số nhân là cấp số mang quy mô vũ trụ của quy luật tự nhiên. Sự xắp xếp các hành tinh cũng theo quy luật này, theo quy luật số ưu tiên.
Một trong những ứng dụng của quy luật này là việc tác động từ từ dưới lượng phân biệt sẽ cho sự nhầm lẫn hoặc không phân biệt nổi. Nhiều vấn đề tồn tại và tiềm ẩn nhưng không phát hiện được do bên ngoài như trùng với cái khác. Một trong các thí dụ thường gặp là cụ thể là trong ánh sáng đỏ, chữ đỏ nền trắng hoặc chữ trắng nền đỏ đều không đọc được, mặc dù cả hai đều tồn tại, hoặc chữ đên trên nền thẫm mầu...
3-5- Khả năng về ngưỡng cảm giác, nhận thức. Vấn đề môi trường nghiên cứu sạch sẽ và an toàn.
Khả năng của con người trong cảm giác và nhận thức được nằm trong hai ngưỡng chính là ngưỡng cao và ngưỡng thấp, xác định trong khoảng thời gian t2 - t1 nào đó, phụ thuộc vào thời gian và chu kỳ sinh học, giới tính nam nữ, lứa tuổi, tầm vóc, tâm trạng, và một số các điều kiện khác. Thí dụ trong điều kiện nhiệt độ cao của khí hậu, khả năng suy nghĩ giảm đi nhiều.
Một khi tác động nằm dưới ngưỡng cao và cao hơn ngưỡng thấp thì khả năng cảm giác và tiếp thu tốt, ngược lại sẽ khó đem lại hiệu quả.
Nghiên cứu có tiếp thu hay nhận thức được hay không trong quá trình nghiên cứu, rất phụ thuộc vào môi trường không gian và thời gian nghiên cứu. Vấn đề cụ thể của sức khoẻ trong môi trường là rất quan trọng.
Trong nghiên cứu công nghệ cao, rất nhiều các yếu tố nguy hiểm (nhưng nhiều khi không bộc lộ trực diện như công nghệ thấp, thô, thủ công có bụi, bẩn,..). Các Nhà quản lý đầu tư cho các điều kiện vật chất nhà xưởng, thiết bị, phương tiện nghiên cứu nếu không nhận thức cặn kẽ về vấn đề này sẽ không đầu tư đầy đủ cho việc tổ chức môi trường lao động an toàn, từ đó giảm khả năng nhận thức tiếp thu của các nhà nghiên cứu.
3 - 6 - Phương pháp cân bằng âm dương, cân bằng vũ trụ, chu dịch.
Loại trừ những sự lợi dụng nội dung của thuyết âm dương để hành nghề mê tín dị đoan, không kể đến những điều mà bản thân tác giả bài này cũng chưa hiểu được, bản thân thuyết cân bằng âm dương, cân bằng vũ trụ, thiên- nhân hợp nhất, Chu dịch có gía trị khoa học cao . Chu dịch trình bày chính xác là con người nên điều hoà với tự nhiên chứ không phải là đi chinh phục tự nhiên.Điều nay ngay F. Ăngen cũng đã cảnh báo là nếu con người chống lại thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ tìm cách trả thù . Quy luật thống nhất giữa các mặt đối lập là quy luật căn bản của vũ trụ. Bàn về âm dương trong Chu dịch cũng chính là thể hiện quy luật này.
4- Nội dung nghiên cứu cần toàn diện cả mặt phải và mặt trái của kết quả nghiên cứu, bảo đảm sự hài hoà, cân bằng con nguời và thiên nhiên. Để loại trừ khả năng tác động tiêu cực của các thành tựu nghiên cứu, bảo đảm an ninh, an toàn, chống sự huỷ diệt, bảo đảm cân bằng động của môi trường sinh thái, đạo đức và tâm lý xã hội, chống xâm phạm tự do cá nhân trong điều kiện ảnh hưởng mới của hạ tầng cơ sở, cần phải coi trọng nghiên cứu tác động của mặt trái của vấn đề khi triển khai nghiên cứu đề tài nào đó, các biện pháp phòng ngừa và cứu hộ khi có tác động này, thí dụ công nghệ gen có thể sinh ra loài sinh vật mới, công nghệ chế tạo ra người máy tự động thông minh và các vật thể mới này có thể tấn công loài người chúng ta. Coi đây là trách nhiệm và lòng nhân đạo của tất cả những ai tham gia vào quá trình này. Sự kiện thảm hoạ Nhà máy điện nguyên tử Trecnobưn bị hỏng là bài học lớn về hiểm hoạ nhân tạo. Sự vô trách nhiệm sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, kể cả từ một nghiên cứu ốc biêu vàng để xuất khẩu trong thời gian qua ở nước ta đã bị cấm vì nó đã tràn ra phá hoại lúa ghê gớm là một bài học, đó là chưa kể có người còn định nghiên cứu nuôi cá Piranha loại nó ăn thịt, gốc Châu Mỹ thì thật là nguy hiểm. Ngăn sông làm thuỷ điện, điều tiết lũ cũng cần đi với việc cân bằng sinh thái, thời tiết, khí tượng, thuỷ văn, địa chất công trình, các trúc địa tầng,.. toàn miền cũng như khả năng cứu trợ khi đập thuỷ điện bị vỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau...
Hoặc thảm hoạ mất cân bằng sinh học ở Australia cách đây vài thập kỷ về việc ứng dụng sinh vật để diệt sinh vật đã tạo ra hàng đàn chuột khổng lồ, sau đó là thỏ và xương rồng. Khi ta diệt hổ, báo cũng là gián tiếp diệt hàng đàn các con vật ăn cỏ, vì khi không còn hổ báo thì các đàn con vật ăn cỏ bị trì trệ, không vận động chạy trốn, rốt cuộc sinh bệnh tật mà chết hàng loạt,... Diệt rắn thì chuột phát triển, phá hoại mùa màng, lúa gạo gây chết đói cho con người.
Tất nhiên cũng có các trường hợp nghiên cứu khai thác các tác động theo nghĩa mặt trái để phục vụ cho an ninh quốc phòng, chiến tranh, hoặc phục vụ cho các hoạt động tội phạm, vui chơi giải trí, hoặc theo nghiã lấy độc trị độc,...Khi các nhà bác học vật lý và hoá học phát hiện ra phản ứng hạt nhân, năng lượng nguyên tử có điều khiển thì các thế lực thù địch đã chớp ngay thành quả này để chế tạo bom nguyên tử và người được hưởng sự huỷ diệt đầu tiên năm 1945 là những người dân Hirosima và Nadasaki Nhật bản và ngay A.Anhstanh là một trong các tác giả của năng lượng nguyên tử đã rất đau xót về sự lợi dụng này.
Ngân sách dành cho quốc phòng ở các nước thường là rất lớn và nhiều công trình nghiên cứu đầu tiên được thực hiện do nhu cầu của chiến tranh, quốc phòng, sau đó mới ứng dụng cho dân sinh, đặc biệt là các thành tự về công nghệ cao hoặc siêu cao trong vật lý, hoá học, sinh học, các kỹ thuật về điện tử, điều khiển, kỹ thuật laser, plasma...
Bình tĩnh xem xét hiệu quả là cần thiết . Đó là các yếu tố hạn chế và cạnh tranh. Nghịch lý là theo thống kê thì từ khi có INTERNET thì sách báo in trên giấy bán được nhiều hơn trước chứ không phải là như dự báo của một số nhà cực đoan là sách báo in sẽ bị thủ tiêu. Lý do của sự phát triển này là do tác động tương hỗ của các đối tượng dẫn tới hiện trạng mới, theo cơ chế năng lượng tiết kiệm, tính đa năng tác dụng, sự thuận tiện theo không gian và thời gian và sự phát triển hài hoà của các hiện tượng. Bên cạnh đó chính Internet đã quảng cáo cho báo in nhiều hơn.
Sự cố Y2K của hệ máy tính điện tử ở cuối thế kỷ 20 cũng là một thí dụ. Do trước đây cách vài chục năm, việc chế tạo các bộ nhớ chỉ đật được có dung lượng thấp, để tiết kiệm bộ nhớ nên chỉ số ngày tháng chỉ ghi 2